SEO là gì? Hiểu đúng để làm đúng ngay từ đầu

Chắc chắn bạn đang đọc bài này là bạn đã từng nghe nói rất nhiều vể SEO, cũng đã tìm hiểu các khai niệm về SEO, nhưng không biết bạn đã hiểu đúng về SEO hay chưa? Với bài viết này Nha sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và đúng nhất về SEO là gì? Tại sao phải SEO, cần phải SEO những gì và làm SEO là làm những gì.

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nghiên cứu xem SEO là cái chi chi nhé!

SEO là cái chi chi?

Thường nhắc tới SEO là nhắc tới Google, vậy xem Google định nghĩa SEO thế nào.

Tạm dịch:


SEO là viết tắt của "tối ưu hoá công cụ tìm kiếm" hoặc "trình tối ưu hoá công cụ tìm kiếm." Quyết định thuê SEO là một quyết định quan trọng có thể cải thiện trang web của bạn và tiết kiệm thời gian, nhưng bạn cũng có thể gặp rủi ro làm thiệt hại trang web và uy tín của bạn. Đảm bảo nghiên cứu các ưu điểm tiềm năng cũng như các thiệt hại mà một SEO tắc trách có thể mang lại cho trang web của bạn.

Như vậy theo Google thì SEO là viết tắt của 3 chữ đầu tiếng Anh của cụm từ "Search Engine Optimization" hoặc "Search Engine Optimizer", còn bây giờ chúng ta nhìn hình sau:

Chúng ta thấy kết quả tìm kiếm từ khóa "thuật ngữ blockchain" là từ các website khác nhau, vậy làm sao mà các website này lại được Google sắp xếp hiển thị trước website khác.
Chúng ta xem tiếp một định nghĩa nữa như sau:
Search Engine Optimization - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,... SEO liên quan tới cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm "tự nhiên"), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo.
Theo Wikipedia

Như vậy theo Wikipedia thì để website chúng ta có thứ hạng tốt thì cần tăng khả năng hiển thị web trên các máy tìm kiếm, mà các máy tìm kiếm thì chúng ta không thể sửa được, chỉ có nghiên cứ và hiểu cách thức máy tìm kiếm hoạt động. Cái chúng ta có thể tối ưu được chính là website của chúng ta.

Và chốt lại, SEO là viết tắt của 3 ký tự đầu của cụm từ Search Engine Optimization, vậy Search là gì, Search Engine là gì? Optimization là gì? và Search Engine Optimization là gì? chúng ta lần lượt tìm hiểu nhé!

Search là gì?

Search là hành động tìm kiếm, tìm tòi một điều hay vấn đề gì đó thông qua từ khóa (keyword). Thường chúng ta gõ từ khóa vào ô tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm và nhận kết quả.

Search Engine là gì?

Search Engine là máy tìm kiếm, các máy tìm kiếm này đưa ra kết quả khi người dùng truy vấn từ khóa nào đó. Các máy tìm kiếm phổ biến như: Google, Bing, Yahoo, Baidu, Yandex,.. Tất cả các máy tìm kiếm này có cách thức hoạt động chung là có những con robot (bot, spider,..) chuyên truy cập vào toàn bộ website cũng như tập tin chia sẻ trên internet để thu thập dữ liệu, tìm hiểu cấu trúc - sắp xếp lại vào cơ sở dữ liệu và cuối cùng xuất dữ liệu đó ra theo từ khóa người dùng tìm kiếm. Toàn bộ quá trình này đúc kết lại gồm 3 bước:

Bước 1: Crawling (thu thập dữ liệu)

Mọi Search Engine đều phải tiến hành giai đoạn cơ bản này - thu thập dữ liệu từ mọi trang web trên internet. Đầu tiên, các công cụ tìm kiếm sẽ truy cập vào một trang web bất kỳ để quét và lấy dữ liệu của trang đó dựa trên mã nguồn HTML. Sau đó, nó sẽ men theo các link (liên kết) trong trang để tiếp cận các trang liên quan khác - nghĩa là website bạn xây dựng Internal link tốt (chặt chẽ) thì sẽ được Search Engine thu thập nhiều hơn. Đồng thời các bot cùng men External link để đi tới các website khác. Nhờ vậy, toàn bộ các trang web trên internet sẽ được ghi nhận vào hệ thống của Search Engine.
 

Bước 2: Indexing (sắp xếp dữ liệu vào cơ sở dữ liệu) 

Quá trình indexing diễn ra ngay lập tức và song song với bước crawling trên. Khi indexing, các Search Engine sẽ sắp xếp lại dữ liệu đã có được vào trong kho phần cứng lưu trữ khổng lồ của mình. Với Google Search, đó là một siêu bộ nhớ gồm hàng chục ngàn ổ cứng với dung lượng tổng lên đến hàng petabyte (1 petabye = 10 tỷ gigabyte). Mọi thông tin được lưu trữ ở đây để sẵn sàng được trích xuất ngay khi có bất cứ ai nào gõ một thứ gì đó vào khung search.
 

Bước 3: Retrieval (truy xuất dữ liệu) 

Khi nhận yêu cầu tra cứu của người dùng, các Search Engine sẽ thực hiện truy xuất thông tin đã lưu trong cơ sở dữ liệu, thực hiện sắp xếp các kết quả tìm được và hiển thị danh sách câu trả lời cho chúng ta theo thuật toán của nó. Các Search Engine dựa trên 2 tiêu chí để đánh giá thứ tự của các kết quả tìm kiếm: sự liên quan và độ phổ biến. Các kết quả tra cứu liên quan đến yêu cầu của bạn được ưu tiên nhất, sau đó mới xét đến độ phổ biến của từng kết quả.
 
Tuy nhiên, mỗi Search Engine khác nhau lại có cách đánh giá khác nhau về sự liên quan và độ phổ biến. Đây chính là sự khác biệt về thuật toán tìm kiếm của từng công cụ tìm kiếm.
 

Optimization là gì?

Optimization hay Optimizer là tối ưu hóa, tức là phải nghiên cứu và đưa ra giải pháp, kế hoạch thực hiện để tối ưu nhất lĩnh vực của mình đang thực hiện.
 

Search Engine Optimization là gì?

Sau khi lướt qua các khái niệm trên, chúng ta đã hiểu hết ý nghĩa của từng cụm từ trong từ viết tắt SEO. Và cuối cùng, túm cái váy lại là Search Engina Optimization là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nghĩa là chúng ta phải nghiên cứu hành vi tìm kiếm (Search) của mọi người, nghiên cứu cách thức hoạt động - cách thức thu thập dữ liệu - cách thức xuất dữ liệu của máy tìm kiếm (Search Engine) để chúng ta tối ưu website của chúng ta. Giúp cho website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm cũng như người dùng.

Các loại hình SEO phổ biển

SEO website

Là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng. Để tối ưu hóa SEO website, cần đảm bảo SEO Onpage, SEO Offpage tốt và có nội dung đều đặn.

SEO social

SEO Socila là tối ưu nội dung trên các kênh mạng xã hội để khi tìm kiếm từ khóa liên quan thì các kênh này cũng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.Việc SEO Social cũng giúp tăng lượng traffic cho website và góp phần SEO website.

SEO ảnh

Với Google ngoài trang tìm kiếm chính thì còn có tìm theo hình ảnh và video. Vì vậy SEO ảnh là quá trình tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác. 
Cụ thể như:
- Ảnh bắt buộc phải đặt nội dung cho thuộc tính alt.
- Tên hình không được có khoảng trắng, ký tự đặc biệt hay tiếng Việt. Ví dụ: quy-trinh-seo.png
- Dung lượng hình càng nhẹ càng tối ưu, đặc biệt cho mobile.
- Kích thước ảnh vừa với khung ảnh hiển thị, không được quá lớn hoặc quá nhỏ.

SEO Video

SEO Video thường được nhắc tới là SEO Youtube, tức là tối ưu các video để được hiển thị top trên Youtube Search cũng như Google Search thông qua việc tối ưu tiêu đề, mô tả, thẻ của từng video...

SEO Local

SEO local là cách tối ưu thương hiệu, thông tin địa chỉ trên các kênh tìm kiếm. Mục tiêu là thu hút khách hàng ghé thăm địa chỉ cửa hàng bạn tại khu vực địa phương đó.
Cụ thể:

- Thêm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ lên tất cả các trang trên website.
- Thêm Local Business schema trên trang chủ
- Tạo tài khoản Google My Business
- Quảng cáo website trên các danh mục/website địa phương (ví dụ như trên trang báo online địa phương).

SEO app mobile

Thực tế là có nhiều người dùng thiết bị mobile hơn desktop. Và cũng có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile. Do đó, SEO app để app của bạn có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm này là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thu hút kha khá người dùng mới mà còn có tác dụng retarget người dùng hiện tại.
 

Lợi ích của SEO

Sau khi dạo một vòng các trang tìm việc thì thấy rất nhiều việc làm dành cho SEOer, điều đó cho thấy lợi ích của SEO rất lớn với các doanh nghiệp và các SEOer cũng rất có cơ hội để thực hiện được đam mê SEO của mình.

Cụ thể:
- Tối ưu ROI (Return On Investment)
- Tiết kiệm chi phí
- Tăng trải nghiệm người dùng
- Phát triển uy tín thương hiệu
- Marketing bền vững
Chúng ta lần lượt phân tích từng lợi ích cụ thể nhé!

Tối ưu ROI (Return On Investment)

ROI là tỷ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư, tại sao khi đầu tư SEO thì lại tối ưu ROI?
Khi bạn xem những báo cáo SEO bạn dễ dàng thấy rằng:
- SEO dễ dàng đo lường (Sử dụng Google Analytics).
- Tính toán được tỷ lệ chuyển đổi mang lại.
- Thứ hạng của SEO lâu bị tụt hạng dù không có duy trì SEO không như chạy quảng cáo.
- Dễ dàng tính ra tỷ lệ lợi nhuận mang lại từ SEO.

Tiết kiệm chi phí

- SEO là chiến lược marketing hiệu quả về chi phí vì SEO nhắm tới khách hàng chủ động tìm kiếm sản phẩm - dịch vụ.
- Chi phí SEO hầu như chỉ phải trả chi phí đầu tư ban đầu về website và nội dung.
- Chi phí duy trì thứ hạng từ khóa rất rẻ.

Tăng trải nghiệm người dùng

SEO cần phải nghiên cứ hành vi người dùng, cách thức người dùng chọn từ khóa và tối ưu để kéo người dùng đó vào website mua hàng, giữ chân khách hàng nên khi đầu tư SEO là bạn đã đầu tư vào tăng trải nghiệm người dùng tại website. Trong xu hướng SEO 2020 thì trải nghiệm người dùng tốt là tiêu chí quan trọng để SEO thành công.

Phát triển uy tín thương hiệu

Khi sản phẩm dịch vụ của bạn luôn ở top Google hết năm này qua năm khác thì khách hàng sẽ có cảm tình tốt với thương hiệu và công ty của bạn. Khách hàng đánh giá thương hiệu có quan tâm tới khách hàng. Ngoài ra khi Google cho bạn đứng ở top thì nghĩa là bạn đang là người tiên phong, người dẫn đầu trong ngành bạn kinh doanh.

Chiến lược marketing bền vững

- Khi SEO từ khóa đã ở top thì bạn không phải lo nghĩ hết tiền thì không có khách hàng.
- Bạn vẫn có lượng truy cập ngày này qua ngày khác miễn phí.
- Bạn có thể dùng các phương pháp chăm sóc khách hàng để phát triển bán tiếp sản phẩm khác.
- Lượng khách hàng của bạn luôn ổn định.

Lợi ích SEO thì rất tốt rồi, vậy bạn có thắc mắc khi làm SEO thì phải làm gì không? Công việc của một SEOer là gì? Bạn là chủ doanh nghiệp cũng phải nắm rõ quy trình này.

Làm SEO là làm những gì?

Có lẽ đây là câu hỏi khá quan trọng với cả người làm SEO và doanh nghiệp thuê đội ngũ SEOer. Nha xin dẫn trước quy trình SEO phổ biến như sau:

Quy trình làm SEO



Nghiên cứu từ khóa

Đây là bước quan trọng, bạn cần kết hợp giữa yêu cầu doanh nghiệp, xu hướng tìm kiếm, sản phẩm dịch vụ để đưa ra được từ khóa mà nhiều người tìm kiếm nhất. Các công cụ sử dụng trong bước này thường là Google Search, Google Keyword planner, Google Trends. Có thể kết hợp công cụ nâng cao (có mất phí) như ahrefs.
Ở bước này bạn có danh sách từ khóa dài và từ khóa mong muốn cuối cùng.

Sáng tạo nội dung

Khi bạn có từ khóa mong muốn rồi bạn cần lên kế hoạch nội dung, mỗi từ khóa là một bài viết khác nhau. Nội dung của bạn có thể là bài viết, hình ảnh, video, inforgraphic hoặc kết hợp. Quan trọng nhất của bước sáng tạo nội dung là cung cấp thông tin cho người đọc nội dung hữu ích nhất. Dễ cảm nhận nhất, theo kinh nghiệm của Nha thì xây dựng nội dung tổng quan từ khóa ngắn (mong muốn) trước. Sau đó xây dựng nội dung cho từ khóa dài và liên kết nội bộ với bài tổng quan.

Tối ưu Onpage

Sau khi bạn có nội dung rồi thì việc tiếp theo là kiểm tra kỹ thuật onpage đã tối ưu hay chưa như tiêu đề, mô tả, hình ảnh, các thẻ meta, schema structure, internal link.. công cụ sử dụng trong bước này thường là SEO Squake, Google Console, SEO doctor..

Tối ưu Offpage

Khi bạn đã có bài viết thì tiếp theo là bước tối ưu offpage như tăng traffic, chia sẻ lên mạng xã hội, đi backlink từ website vệ tinh về bài viết. Theo dõi và ổn định traffic vào bài viết. Xây dựng và quảng bá web vệ tinh cũng là một công việc của SEO Offpage.

Theo dõi và báo cáo kết quả

Việc theo dõi rất quan trọng với người quản lý SEO, trong bước này cần thường xuyên theo dõi lượng truy cập trên Google Analytics và thông báo lỗi từ Google Console để chỉnh sửa bài viết cho phù hợp. Cũng đừng quên search thử từ khóa của mình trên Google Search.

Nghiên cứu xu hướng SEO

Là một SEOer hoặc quản lý SEO thì việc cập nhật xu hướng SEO, kỹ thuật SEO mới cũng như nghiên cứu để am hiểu thuật toán của từng Search Engine là cần thiết. Có nhiều website để bạn trau dồi kiến thức như web dammeseo.com này. Nha thì thường theo dõi các bài viết mới nhất từ chính gã khổng lồ Google tại https://www.blog.google/ 


Các suy nghĩ sai lầm về làm SEO

Làm SEO là làm IT

Hiện nay vẫn có người suy nghĩ làm SEO là làm IT, có thể do làm SEO thường phải thường xuyên làm việc với team IT, người làm SEO chỉ cần am hiểu về kỹ thuật để trao đổi chính xác với đội ngũ làm trình thuộc team IT để đảm bảo triển khi mã code đúng chuẩn. Cũng có thể khá nhiều lập trình viên website sau 1 thời gian lập trình thì tìm hiểu về cách thực hiện Offpage, cách thức triển khai dự án và có tư duy về marketing thì chuyển hẳn qua làm SEO.
Tóm lại IT có thể mạnh về kỹ thuật nên khi thực hiện dự án SEO thường triển khai rất nhanh phần Onpage và web vệ tinh. Nhưng làm SEO và IT là khác nhau.

Vị trí top là mãi mãi

Khi bạn đang ở top của bộ máy tìm kiếm thì đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều đối thủ, đối thủ của bạn cũng không ngừng nghỉ hàng ngày cày SEO nên chỉ cần bạn lơ là không cập nhật kiến thức mới, thuật toán mới, bổ sung thêm nhiều nội dung hay, tăng trải nghiệm người dùng thì bạn cũng sẽ bị đẩy xuống vị trí thấp hơn mà thôi.

SEO không phải là nghề lâu dài

Thuật toán các bộ máy tìm kiếm luôn thay đổi đòi hỏi các SEOer phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Hàng ngày vẫn có rất nhiều công ty tuyển dụng các vị trí SEO. Domain mới được mua hàng giờ nên ai đã chót mê SEO, thích SEO, chọn SEO là nghề thì cũng an tâm tràu dồi kiến thức để phát triển nhé!

... còn nữa

SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đan'
]g ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo.
 

Bài khác

Bài viết mới